About Me

header ads

Nguyên nhân và cách trị sổ mũi cho bé

Bệnh sổ mũi ở bé thường xuyên xảy ra dù được ba mẹ chăm sóc và giữ ấm rất kỹ. Vậy thì nguyên nhân là tại sao? Bài viết của chúng tôi sẽ chia sẻ hướng dẫn bạn nguyên nhân và cách chữa sổ mũi cho bé.

Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi?


Phổ biến nhất khi bé bị sổ mũi là do cảm lạnh. Tuy nhiên ngoài cảm lạnh ra thì bé còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên việc sổ mũi, vì thế các bậc cha mẹ phải hiểu rõ để tránh nhầm lẫn giữa các triệu chứng với nhau.

Cách trị sổ mũi cho bé
Cách trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc


1. Thời tiết lạnh

Khi bé bước vào độ tuổi chập chững và bắt đầu lớn sẽ có thể bị sổ mũi mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc ăn phải thức ăn cay.

2. Cảm lạnh

Biểu hiện của bé bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo triệu chứng ho, đau họng và sốt nhẹ, có khi chảy nước mắt và hay hắt hơi.

3. Ngạt mũi sau sinh

Khi bé bị sổ mũi mà không kèm theo các triệu chứng khác thì có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch trong đường hô hấp của bé.

4. Cúm

Bé bị sổ mũi do cúm thường rất mệt mỏi và xuất hiện triệu chứng run rẩy, đau họng, chóng mặt, ê ẩm cả người và có thể chán ăn.

5. Dị ứng

Sổ mũi do dị ứng thì bé thì thường kèm theo triệu chứng mắt đỏ, ngứa và hắt hơi.

6. Dị vật trong mũi

Khi trong mũi bé có dị vật khiến bé chảy nước mũi, gây đau đớn và thậm chí là chảy máu mũi.

Cách trị bệnh sổ mũi cho bé


Thông thường các bà mẹ luôn tự ý mua thuốc cho bé uống để giảm khó chịu. Tuy nhiên, các bà mẹ không hiểu được rằng một số loại thuốc kháng sinh chứa histamin có thể làm giảm sổ mũi nhưng lại gây cho bé tình trạng khô mũi, miệng và cả mắt. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho biết thuốc sổ mũi có những tác dụng phụ. Vì thế trước khi tính đến dùng thuốc, các bà mẹ hãy thử một số cách sau:

Cách trị bệnh sổ mũi cho bé

Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian

1. Cho bé hỉ mũi


Các bà mẹ có thể thử tập cho bé hỉ mũi để loại bỏ những chất nhầy trong mũi chấm dứt tình trạng nước mũi chảy hoài. Lưu ý cần cho bé rửa tay và vứt giấy bẩn vào thùng rác ngay.

2. Cho bé sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi


Sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng chất nhày trong mũi cho bé rất an toàn nếu bé chưa biết cách hỉ mũi, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi.

Cách làm:

- Cho bé nằm ngửa, đặt đầu phải thấp hơn chân

- Bóp 1 giọt muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé

- Chờ khoảng 1 - 2 phút và dùng dụng cụ hút mũi, nhẹ nhàng đặt đầu ống vào mũi bé, nếu dùng dụng cụ bóp thì bóp mạnh và giữ chặt.

3. Cho bé tắm nước ấm


Việc sử dụng nước ấm để tắm cho bé sẽ làm dịch mũi của bé loãng hơn, khiến bé dễ dàng hỉ mũi hoặc sử dụng dụng cụ hút dễ dàng hơn.

Nếu trẻ đã được 2 tuổi, bạn có thể sử dụng 1 - 2 giọt tinh dầu khuynh diệp hay hoa oải hương vào nước tắm sẽ giúp sẽ dễ chịu hơn.

4. Cho bé uống nhiều nước


Hãy sử dụng nước, nước trái cây hoặc sữa giúp dịch mũi loãng hơn và làm sạch dễ hơn.

5. Cho bé uống trà gừng pha loãng


Khi sổ mũi bé thường hít ngược nước mũi vào trong hoặc liếm, khiến bé dễ bị chướng bụng. Với trường hợp này, việc pha một chút nước gừng loãng vào nước trà sẽ giúp cho bụng bé êm bụng ngay. Nếu bé đã trên 1 tuổi thì thêm mật ong cho dễ uống.

6. Cho bé ngủ cao đầu


Với tư thế ngủ cao đầu sẽ giúp bé không bị chảy ngược nước mũi, nước mũi chạy ra khiến bé dễ chịu hơn.

Các bà mẹ có thể kê thêm gối hoặc khăn để nâng cao đầu bé, đảm bảo không bị đầu bé không bị tụt.

Lưu ý các trường hợp bé bị sổ mũi của trẻ

Khi bé bị sổ mũi, thường thì không cần dẫn đi bác sĩ mà có thể theo các cách trên để trị sổ mũi cho bé. Tuy nhiên một số trường hợp các mẹ cần hỏi bác sĩ:

- Bé có trường hợp run tẩy, lạnh, đau êm ẩm, nôn ói, tiêu chảy.

- Bé bị sổ mũi và sốt cao hơn 2 ngày

- Mẹ nghi ngờ bé bị vật dị lọt vào mũi

- Bé bị sổ mũi do dị ứng. Trường hợp này thì bác sĩ sẽ có cách điều trị tốt.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét