Theo nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần, TP.HCM yếu tố môi trường sống, di truyền, sinh hóa, nhân cách , làm việc quá tải là những nguyên nhân bệnh trầm cảm.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm

Yếu tố nhân cách: Nó rơi vào những người thiếu tự tin vào bản thân, những người không độc lập ý kiến hay bị tác động từ yếu tố khác hay chiuj sự tác động mạnh từ hoàn cảnh sống, những người có lối suy nghĩ bi quan.

Yếu tố sinh hóa: Sự thiếu hụt hai chất Serotonin và Norepinephrine trong não sẽ gây ra vài triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi và dần dần nếu không được giải tỏa tâm lý, nghỉ ngơi sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.

Môi trường sống: Tiếp xúc thường xuyên tiếp xúc với những cảnh bạo lực gia đình, bị người thân ruồng bỏ, lạm dụng hay sự túng quẫn và đặc biệt là những cú sốc tâm lý như cha mẹ ly dị, mất đi người thân, áp lực trong cuộc sống, công việc, bất đồng kéo dài với đồng nghiệp….dễ khiến con người rơi vào trầm cảm, ngoài ra nó còn do tổn thương từ khi bị bệnh ( sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…)

Xung đột gia đình dễ khiến trẻ bị bệnh trầm cảm

Yếu tố di truyền: Dù ít nhưng theo các nhà nghiên cứu 70 trẻ song sinh bị di truyền bệnh trầm cảm từ đứa trẻ sinh cùng trứng vào 1 khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống.

Ngoài ra, vẫn có một số người bị bệnh trầm cảm mặc dù họ được sống trong một môi trường sống lý tưởng. Theo tiến sĩ tâm lý học người Mỹ Deborah Serani những người đã từng mắc chứng bệnh trầm cảm hay có biểu hiện mới bị trầm cảm nếu thường xuyên tiếp xúc và nghe những thông tin xấu, những câu chuyện gây sốc hoặc phim ảnh kết thúc không có hậu thì tình trạng bệnh sẽ xấu hơn.

Áp lực công việc, học tập là 1 trong những nguyên nhân bệnh trầm cảm

Một số yếu tố dẫn đến bệnh trầm cảm không thể ngờ:

Internet : Sử dụng facebook quá nhiều là một trong những nguyên nhân bệnh trầm cảm nặng hơn, mặc dù không phải 100% người sử dụng facebook đều bị trầm cảm nhưng, những người sống lạm dụng facebook, không giao tiếp với bên ngoài, sống ảo tưởng… Dễ bị tác động đến tinh thần và cuộc sống.

Tuổi già: Những người tuổi già có biểu hiện hay phiền muộn, có cảm giác bị bỏ rơi,chậm chạp, ít nói, quên lẫn … Nếu không được người nhà quan tâm

Học hành quá tải: Áp lực chuyện học, thi và thành tích với gia đình bạn bè quá nhiều cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm.

Giấc ngủ: Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều cũng ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh trầm cảm, vì thế bạn hãy ngủ đủ giấc và ngủ trước 23h mỗi ngày