About Me

header ads

Những triệu chứng bệnh trầm cảm thường gặp

Mỗi ngày có rất nhiều người tự sát vì nguyên nhân trầm cảm, chính vì thế mỗi gia đình, mỗi người cần nhận biết triệu chứng bệnh trầm cảm để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh những hậu quá không đáng có.

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác và điều đặc biệt là tỉ lệ phụ nữ bị bệnh nhiều hơn nam giới và người già bị bệnh thường bị hiểu lầm là bệnh của tuổi già và ít được quan tâm.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm là gì
Những triệu chứng bệnh trầm thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ: 

Cảm giác không ngon miệng, ăn ít và không cảm nhận được vị ngon 

Muốn ngủ mà không thể ngủ được, hoặc ngủ li bì nhưng dậy thì mệt mỏi, hay thức dây sớm. 

Thường bị đau đầu, mỏi cổ, mỏi vai gáy, hồi hộp cảm giác bị ép ngực, tay chân nhức mỏi uống thuốc giảm đau không hết. 

Mất tập trung, không làm việc học tập được. 

Đi đứng chậm chạp, cảm giác cơ thể nặng nề, mệt mỏi dù làm việc nhẹ hay nặng. 

Mất niềm tin vào cuộc sống, không hứng thú chuyện vợ chồng, không muốn giao tiếp với mọi người kể cả người thân và bạn bè sống cô lập , cảm giác mọi người không cần mình. 

Hay chán nản, buồn, cảm thấy cô độc. 

Không tự quyết được những sự việc trong cuộc sống. 

Dễ cáu giận, lo lắng, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận. 

Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc. 

Thường nghĩ đến cái chết.


Cảm giác cô đơn, vô dụng và thường nghĩ đến cái chết
Những hoàn cảnh dẫn tới nguy cơ bệnh trầm cảm 

Chịu cú sốc rất lớn về tâm lý có thể là mất người thân, mất đi công việc….. 

Quá nhiều bài vở không giải quyết được, áp lực công việc…. 

Tuổi già, cô đơn. 

Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có thời gian bị trầm cảm. 

Những phụ nữ mới sinh con.



Điều cần làm khi thấy triệu chứng bệnh trầm cảm: Khi thấy bất cứ một triệu chứng bệnh trầm cảm nào trên đây bạn cũng không nên chủ quan, hãy kể cho người thân bạn bè nghe, còn nếu thấy người thân hay bạn bè xuất hiện những triệu chứng bệnh trầm cảm trên thì hãy tìm hiểu , quan tâm và tìm cách trấn an đông thời động viên người đó đi gặp bác sĩ tâm lý, bác sĩ chuyên khoa để tránh bệnh tình trở nặng và khó chạy chữa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét