About Me

header ads

Nhận biết triệu chứng bệnh trầm cảm và cách điều trị

Trầm cảm là bệnh tâm lý hiện nay khá phổ biến, triệu chứng bệnh trầm cảm khá là đang dạng: chán nản, buồn rầu,...Trầm cảm thường đem tới nhiều hậu quả rất nặng nề làm cho người bệnh chán nản về cuộc sống này, đôi khi còn có ý định tử tự. 

Tỷ lệ tự tử do mắc bệnh trầm cảm rất cao có tới 15% người mắc bệnh trầm cảm có hành vi muốn tự sát tại thời điểm nào đó trong cuộc đời và 4% người bệnh chết do tự sát, trầm cảm là căn bệnh tâm lý thường xuất hiện do sáng chấn tinh thần hoặc cú sốc như áp lực công việc, mất người thân,... triệu chứng trầm cảm rất đa dạng và dễ bị nhằm lẫn là stress. Trầm cảm là tổng hợp nhiều cảm xúc chán nản, buồn rầu, lo lắng,...

Người bệnh trầm cảm thường có nét mặt luôn buồn trầm, cảm thấy cô độc, lẻ loi. Trong bữa ăn thường có cảm giác như nhạt miệng, ăn ít, ăn không ngon. Lúc ngủ thì người có triệu chứng bệnh trầm cảm thường trằn trọc khó ngủ, hay thức dậy sớm.

Việc mất đi hứng thú trong cuộc sống cũng là triệu chứng bệnh trầm cảm rất điển hình, cụ thể là việc người trầm cảm thường có xu hướng di chuyển rất chậm, luôn có cảm giác mệt mỏi, như là không còn sức lực để làm việc, kể cả việc nhẹ nhàng.

Bệnh trầm cảm còn khiến cho người bệnh tập trung được vào công việc hay học tập. Đời sống vợ chồng của người trầm cảm cũng nhạt nhẽo, họ thường không thích gần gũi nhau.

Hay đãng trí, né tránh lời hỏi thăm, mỏi cổ, ngại giao tiếp,... là những triệu chứng bệnh trầm cảm điển hình. Ngoài ra còn có sự thay đổi nhanh chóng về cảm xúc dễ nóng giận, luôn sợ sệt vô cớ,...


Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm hiện nay là căn bệnh tâm lý nguy hiểm nhất, có khi còn gây ra hậu quả nặng nề. Ở Việt Nam theo khảo sát tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thì bác sĩ ước tính rằng cứ 10 bệnh nhân bị trầm cảm nặng thì sẽ có 4 người là có ý định tự tử. Khi đã thấu hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm nên khi phát hiện ra người thân mà có triệu chứng bệnh trầm cảm thì bạn nên đưa ngay tới bệnh viện để kịp tời điều trị. Đề điều trị bệnh trầm cảm có nhiều cách trong đó việc điều trị bằng tâm lý và điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến hiện nay.

Điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc thì mang lại hiệu quả khoảng 65% đây là phương pháp điều trị bệnh dễ nhất cho bác sĩ lẫn bệnh nhân, nhưng phương pháp này sẽ mang lại cho người bệnh tác dụng phụ, khi mà dừng uống thuốc thì có thể triệu chứng bệnh trầm cảm sẽ trở lại.

Theo thống kê thì có 1/3 bệnh nhân bị tác dụng phụ của thuốc như là cảm thấy bồn chồn, buồn nôn, hoa mắt,.. Thường tác dụng phụ này sẽ được giảm dần theo thời gian hoặc khi bác sĩ đổi thuốc nếu thấy tác dụng phụ nhiều, gây trở lại tới bệnh nhân. Khác với dùng thuốc là phương pháp trị liệu đòi hỏi nhiều thời gian, công sức bệnh nhân lẫn người trị liệu. Phương pháp này sẽ tiến hành bằng việc cho bệnh nhân có triệu chứng bệnh tràm cảm nói chuyện với nhà tâm lý, y tá, bác sĩ.

Để cho người bệnh có suy nghĩ, hành động tích cực hơn. Để đạt được hiệu quả tốt thì khoảng 75% người khỏi bệnh khi áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu, người bệnh cần phải được đảm bảo gặp gỡ với nhà trị liệu khoảng 45 phút 1 lần, 1 tuần kéo dài 2 tháng.


Các bài tập kích thích não như việc sử dụng ứng dụng của toán học, âm thanh tiếng chim hót để kích hoạt 1 phần não liên quan tới cơ chế giao cảm. Chơi trò chơi sử dụng nét mặt để hướng tới người bị trầm cảm thoát khỏi cảm xúc tiêu cục hoặc trò chơi vi tính với kích thích điện ở vùng não chính là thành tựu mới nhất của nhóm nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh trong quá trình tìm ra giải pháp điều trị bệnh trầm cảm như là triệu chứng bệnh trầm cảm. Hiện giờ phương pháp này vẫn trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm nhưng mang lại nhiều tín hiệu khả quan.         

Đăng nhận xét

0 Nhận xét