About Me

header ads

Triệu chứng bệnh trầm cảm và cách điều trị

Trong cuộc sống xã hội nhiều áp lực, khó khăn như ngày nay thì việc dễ mắc những hội chứng bệnh tâm lý như trầm cảm dẫn đến gây ra nhiều hành vi tiêu cực, thậm chí là tự sát.

Triệu chứng bệnh trầm cảm
Các triệu chứng bệnh trầm cảm

Triệu chứng bệnh trầm cảm là gì


Các biểu hiện hay do dự, không chắc chắn, đòi hỏi cao đối với người khác, dễ bị tổn thương, ủ rũ mệt mỏi, căng thẳng, dễ tức giận, không tích cực dù làm bất cứ chuyện gì. Luôn có những ý nghĩa tiêu cực về cuộc sống, bản thân, cảm giác không còn lối thoát, không còn niềm tin đối với bản thân vào tương lai.

Ngoài ra, những biểu hiện ngoài rõ như: ăn không ngon, kém ăn, mất ngủ, tăng hay giảm ký bất thường, hay đau nhức bất ngờ và nhất là hay đau tức ngực thì có thể bạn đang bị trầm cảm.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm


- Trầm cảm do Stress: Những mâu thuẫn trong công việc, gia đình, thất bại trong tình yêu, hôn nhân, lòng tin bị suy sụp hoặc có người thân mất đột ngột...

- Trầm cảm do bệnh: Do sau khi bị tai biến mạch máu não, sau chấn thương sọ não hoặc xơ vữa động mạch não, mắc các bệnh nan y như lao, phong, ung thư...

- Trầm cảm nội sinh: Có nhiều giả thuyết giải thích do di truyền, hệ miễn dịch yếu, môi trường sống và xã hội. Tuy nhiên nó chưa được giải thích cụ thể.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm là gì


Dấu hiệu bệnh trầm cảm
Dấu hiệu bệnh trầm cảm

- Ngại giao tiếp với người khác, lười vận động, ít nói một cách bất thường.

- Cảm thấy ăn không ngon, không thích ăn (có trường hợp ăn quá mức), chán ăn gây sụt cân.

- Lo lắng, suy nghĩ tiêu cực về tương lai bản thân và gia đình, luôn lo lắng sợ xảy ra điều xấu đến với gia đình.

- Khó ngủ, tỉnh giấc bất chợt và khó ngủ lại, hay thức dậy vào lúc 2 - 3h sáng và bồn chồn, lo lắng (có khi ngủ quá mức)

- Nghĩ rằng mình không xứng đáng được sống, luôn nghĩ mình là gánh nặng của mọi người.

- Nghĩ rằng mình tội lỗi, phạm nhiều sai lầm không xứng đáng với mọi người. Và dẫn đến không tiếp xúc với ai.

- Cảm thấy lo âu, đau đầu, đứng ngồi không yên, kèm theo các cơn đau ngực, sợ lạnh.

- Cảm thấy luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn bả, mất đi nhạy bén trong suy nghĩ, mất hứng thú với giải trí. Cảm thấy thời gian rất dài, xung quanh luôn buồn.

- Giảm khả năng tập trung, hay do dự và thường rất ham muốn quan hệ tình dục.

- Có suy nghĩ tiêu cực như tự tử, nhảy lầu, treo cổ...hay thậm chí là đã thử tự sát.

Cách điều trị chữa bệnh trầm cảm


Để chữa trị chứng bệnh trầm cảm, hãy tạo cho mình không nên quá rảnh rỗi, luôn bận rộn với việc nhà hoặc học thêm...Ngoài ra thêm các hình thức giải trí, nếu có thể hãy tham gia những hoạt động tập thể để tạo ra nhiều niềm vui mới...Làm như vậy bạn sẽ cảm giác mình có ích với mọi người, được mọi người yêu quý, dần dần đẩy lùi chứng bệnh trầm cảm.

Tập yoya giúp chữa bệnh trầm cảm
Tập yoya giúp chữa bệnh trầm cảm

Những cách hay giúp bạn điều trị trầm cảm sau sinh


Cách 1: Lên kế hoạch cho những mục tiêu mới, ưu tiên làm gì trước, cái nào sau. Chẳng hạn thăm bạn bè, bạn gái hoặc tự mua sắm cho riêng mình một món đồ.

Cách 2: Tạo cho bản thân hoặc người khác một niềm vui: Giúp ích người nghèo, mua một cuốn sách mới.

Cách 3: Tạo lịch trình làm việc cho mình. Hãy thay đổi thói quen thường ngày của mình để cảm nhận cái mới.

Cách 4: Chuẩn bị sẵn chi tiết làm việc cho ngày hôm sau, tránh mai quá nhàn rỗi.

Cách 5: Mời bạn bè cà phê, ăn uống tâm sự những chuyện buồn, có thể cùng khóc đến khi bật cười.

Cách 6: Vào ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, có thể sử dụng các loại hương tự nhiên.

Cách 7: Tránh ăn đồ béo, ăn đủ lượng calo, các chất kích thích

Cách 8: Tránh lạm dụng thuốc, có gì hãy đến gặp bác sĩ.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét